Hướng dẫn phòng và trị tiêu chảy cho trẻ
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá do việc hấp thu trực tiếp thức ăn từ bên ngoài. Một trong những bệnh tiêu hoá nguy hiểm và phổ biến nhất thường gặp ở trẻ là bệnh tiêu chảy. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị được căn bệnh này?
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ
- Trẻ bị tiêu chảy hay không thể hiện ngay ở số lần đi ngoài của trẻ trong 1 ngày. Trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân loãng như nước và có lợn cợn những thức ăn chưa tiêu hoá hết, nêm dịch hoặc máu mủ.
- Trẻ bị tiêu chảy còn có biểu hiện rất đặc trưng nữa là mệt mỏi, mất nước, bỏ ăn, bỏ uống, nôn mửa và sức đề kháng kém. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy trong đó chủ yếu là do ăn thức ăn không hợp vệ sinh, khiến trẻ bị nhiễm một số vi khuẩn, virut gây tiêu chảy như Ecoli, rotavirus, adenovirus, calisivirus, astrovirus.
- Ngoài chế độ ăn, việc cho bé uống đồ uống không phù hợp cũng khiến bé dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Một số bà mẹ cho con uống sữa pha không đúng cách hay cho bé uống nước hoa quả quá 150ml/ngày cũng khiến trẻ bị "tào tháo đuổi".
- Một nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nữa là do trẻ phản ứng với thuốc kháng sinh đang dùng hay do trẻ bị nhiễm trùng tai khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị rối loạn. Nếu trẻ bị tiêu chảy, các mẹ nên tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao bé bị sau đó có cách điều trị thích hợp.
Các cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
- Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng riêng để giúp trẻ không bị mất nước và nhanh chóng khoẻ mạnh.
- Cho trẻ uống men tiêu hóa với liều lượng theo quy định trong trường hợp trẻ bị nhẹ
- Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước dừa tươi hoặc dung dịch bù nước theo liều lượng quy định để trẻ không bị mất nước.
- Không cho trẻ ăn lại đồ ăn cũ hoặc đồ ăn bữa trước
- Đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ đi ngoài quá nhiều lần/ngày hoặc đi ngoài ra máu
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài 2 tuổi để đảm bảo hệ miễn dịch cho trẻ.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là tay chân, không cho trẻ bò lê trên sàn nhà hay mặt đất, không để trẻ ngậm đồ chơi, rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn.
- Cho trẻ ăn bằng thìa, cốc riêng và hợp vệ sinh.
- Cho trẻ ăn chín uống sôi và thức ăn hợp vệ sinh, không gây dị ứng cho trẻ.
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ làm nhiều lần nếu trẻ chán ăn.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, D, E, K…trong thực đơn của cả mẹ và bé.