Hướng dẫn chăm sóc bé 2 đến 3 tháng tuổi tốt nhất

Hướng dẫn chăm sóc bé 2 đến 3 tháng tuổi tốt nhất

Khi được 2-3 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu quen thuộc với môi trường sống xung quanh và cũng có khả năng biểu hiện cảm xúc và tính cách riêng. Tuỳ vào từng giai đoạn khác nhau chúng ta sẽ có phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau và dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc bé 2-3 tháng tuổi một cách khoa học nhất.

Đặc điểm của trẻ 2-3 tháng tuổi

1. Giác quan của bé

Khi được 2-3 tháng tuổi, mắt bé đã có thể mở to hơn và tầm nhìn cũng xa hơn. Bé có thể sẽ rất thích thú với các đồ vật nhỏ treo gần mặt và thường nhìn chăm chú vào nó sau đó đưa tay ra tóm những đồ chơi này.

Vào thời điểm này, bé chỉ nhận biết được 2 màu đen, trắng nhưng để bé phát triển vùng thị giác tốt hơn bạn nên cho bé chơi nhiều đồ chơi màu sắc sặc sỡ.

Vào giai đoạn này, cơ quan thính giác của bé cũng đang trong quá trình hoàn thiện nên bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần. Khi nghe thấy tiếng của bạn, bé có thể hướng đầu, quay mặt lại về nơi phát ra âm thanh và lắng nghe chăm chú hoặc phản ứng lại bằng nụ cười hoặc âm thanh ê ê, a a.

Bé 2-3 tháng tuổi đã có khả năng cầm, nắm rồi vì thế để tập cho bé phản xạ dùng tay, bạn có thể chuẩn bị cho bé những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau và cho bé tìm ra nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé. Ví dụ như bạn cầm cái xúc xắc, rồi lắc lắc ở bên trái hoặc bên phải của bé. Nghe được âm thanh bé sẽ quay lại cho mà xem. Hoặc cách tốt nhất là bạn nên treo đồ chơi có nhiều màu sắc và phát ra âm thanh ở trên đầu giường để thu hút sự chú ý của bé, vừa giúp bé luyện tập thị giác và thính giác.

Tuy nhiên, nếu bé của bạn đã được 2 tháng rồi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt ngây ngô hoặc chưa có phản ứng gì với âm thanh nghe được thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

2. Hoạt động của bé

chăm sóc bé, chăm sóc bé 2 tháng tuổi, chăm sóc bé 3 tháng tuổi


Đến giai đoạn 2-3 tháng tuổi, bé không còn chịu nằm im và ngủ suốt ngày nữa mà sẽ rất hiếu động. Khi đặc bé nằm, bé thường sẽ vung vẩy tay chân, đạp hoặc nắm chặt vật gì đó ở gần. Nếu cho bé cầm thứ đồ chơi gì đó hơi nhẹ bé cũng có thể nâng lên được.

Vào thời điểm này, món đồ chơi “thân thiết” nhất của bé là bàn tay và bé sẽ bắt đầu mút tay nữa. Đây là thói quen hầu như bé nào cũng có.

Để bỏ thói quen mút tay cho bé, bạn hãy nói chuyện với bé nhiều hơn, khi chơi với bé bạn nên đưa cho bé một số đồ chơi nhỏ bé có thể cầm nắm và nâng lên được để bé quên đi việc mút tay.

3. Âm thanh

Khi được 2-3 tháng tuổi, bé đã biết chóp chép miệng và phát ra các âm thanh như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… mỗi khi bạn nói chuyện với bé. Bé cũng đã biết “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn và lặp lại để học theo.

Khi trò chuyện cùng bé, bạn nên chú ý tiết tấu âm thanh, không nên nói quá to để tránh việc bé bị sợ hãi mà hãy nói chuyện nhẹ nhàng, bắt đầu từ giọng nói nhỏ nhẹ, sau đó lên cao hơn. Tốt nhất là ngoài việc nói chuyện cùng bé, bạn hãy kể chuyện hoặc là hát cho bé nghe, những câu chuyện trầm thấp hoặc giọng ca ngân nga vui tai sẽ khiến bé thích thú và tập trung đó.

4. Giấc ngủ của trẻ

Khi trẻ càng lớn hơn thì thời gian ngủ của trẻ sẽ càng giảm đi. Trẻ 2-3 tháng tuổi thời gian ngủ của bé sẽ ít hơn một chút so với bé 1 tháng tuổi và thời gian chơi sẽ nhiều hơn. Thông thường, vào giai đoạn này bé sẽ ngủ khoảng 18 tiếng 1 ngày chia đều cho ban đêm và ban ngày. Với các bé bình thường, ban đêm bé sẽ ngủ tầm 10-12 tiếng và ban ngày ngủ 3-4 giấc, mỗi giấc khoảng 1,5-2h.

Để chăm sóc bé được tốt hơn, trong thời gian này bạn nên tập cho quen với thời gian và thời điểm bé ngủ sau đó điều chỉnh thời gian sinh hoạt và vui chơi cùng bé.

Cách chăm sóc bé sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi

1. Massage cho bé

Massage giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn và giữ tinh thần bé thoải mái. Khi massage cho bé, bạn hãy đặt bé nằm ngửa lên giường và lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân…

Trong khi massage cho bé, bạn có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc hát cho bé nghe. Âm thanh và ánh sáng sẽ hỗi trợ tích cực cho quá trình massage cho bé và bạn nên lưu ý giữ ăn phòng ấm áp khi thực hiện massage để bé không bị lạnh nhé.

2. Cho bé chơi đùa

chăm sóc bé, chăm sóc bé 2 tháng tuổi, chăm sóc bé 3 tháng tuổi

Chơi đùa với bé là cách tốt nhất để bé phát triển. Nếu bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ nhàng với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Còn nếu bạn muốn bé yên lặng thì hãy nói với bé bằng giọng trầm hơn.

Khi bạn muốn bé chú ý, hãy nói chuyện nhẹ hành với bé bằng giọng cao và nhìn thẳng vào bé. Khi bạn muốn bé yên lặng, hãy nói với bé bằng 1 giọng trầm hơn. Hãy nói chuyện thường xuyên với bé.

Để bé quen với âm thanh của mình, bạn hãy kêu tên bé nhẹ nhàng bên tai, thì thầm với bé đến khi bé chuyển mắt hoặc quay đầu khi nhìn thấy bạn. Để bé thân thiết với bạn hơn, hãy ôm chặt bé, nói chuyện, vuốt ve và yêu thương bé, bé sẽ hiểu được tình cảm của bạn.

Khi cho bé chơi đồ chơi, bạn hãy cho bé cầm, nắm, nhìn, lúc lắc cho bé nghe âm thanh và nói với bé bạn đang làm gì.
Nếu điều kiện thời tiết cho phép, bạn hãy đưa bé đi dạo bằng xe nôi để bé ngắm nhìn thế giới xung quanh, tiếp xúc với không gian và âm thanh của cuộc sống.

3. Dinh dưỡng cho bé

Với trẻ 2-3 tháng tuổi bé chỉ bú được sữa mẹ và sữa bột thôi và bạn tuyệt đối không cho bé uống sữa bò bởi thời điểm này bé chưa hấp thu được các chất dinh dưỡng từ sữa bò và bé dễ bị khó tiêu, thậm chí là dị ứng. Hệ tiêu hoá của bé còn rất non nớt nên bạn cũng không thể cho bột ngũ cốc loãng hay thức ăn nấu nhuyễn vào sữa cho bé ăn bởi bé chưa thể tiêu hoá được những thức ăn không phải là sữa.

Ở thời điểm này bạn nên cho bé bú khoảng 5 lần/ ngày và khoảng 150ml/kg cân nặng của trẻ. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bé bú đều 2 bên mỗi cữ bú để kích thích tạo sữa và cho bé bú hết 1 bên rồi mới chuyển sang bên kia để bé bú đủ cả sữa đặc và sữa đầu.

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ tuyệt đối không được ăn kiêng và phải cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua khẩu phần ăn hằng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Mắt trẻ sơ sinh rất yếu vì vậy bạn nên tránh ánh sáng mạnh chiếu vào mắt bé. Khi chụp ảnh cho bé bạn cũng cần tránh sử dụng ánh sáng đèn để tránh ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.

Vào thời điểm này bé đã bắt đầu biết vùng vẫy, nghịch ngợm vì thế chỗ đặt bé bạn cần tuyệt đối tránh đặt những thức ăn nóng, nước nóng, vật sắc nhọn để tránh gây tổn thương cho bé.

Trong những tháng này nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng chậm phát triển như không dùng mắt theo dõi những vật trong tầm nhìn, không phản ứng với âm thanh, cơ thể quá mềm hay quá cứng, đầu không ngóc lên được thì bạn hãy nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra để được tư vấn và kịp thời điều trị nhé.


 

5 876
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với cachlam.org trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail cachlam.org@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. cachlam.org giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài được quan tâm nhất
Xem nhiều nhất
Bài viết mới nhất

Fanpage HuongdanABC.xyz

Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất cứ một "hướng dẫn" mới nào bạn nhé!