Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé nữa và các mẹ phải bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, cho bé ăn dặm thế nào mới đúng cách? Làm sao để đảm bảo dinh dưỡng cho bé khi cho bé ăn dặm mà không gây hại cho đường tiêu hoá non nớt của trẻ? Nếu bạn gặp phải những vấn đề này, hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách cho bé ăn dặm đúng cách nhé?

1. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ lúc 5-6 tháng nhưng tốt nhất nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng bởi lúc này hệ tiêu hoá của bé đã dần hoàn thiện, có thể hấp thu được các thức ăn ngoài sữa. Hơn nữa, ở giai đoạn này sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là lượng sắt cần thiết. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, ở thời điểm trẻ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần mức năng lượng khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, cho trẻ ăn dặm khi trẻ 6 tháng tuổi là yêu cầu bắt buộc để trẻ có thể phát triển toàn diện. Thức ăn dặm bên ngoài sẽ giúp bù đắp thiếu hụt năng lượng cho trẻ, nếu không trẻ sẽ bị còi cọc, chậm phát triển.
Trường hợp trẻ cho trẻ ăn dặm lúc 6 tháng tuổi chỉ áp dụng cho những bé có đủ lượng sữa mẹ và chịu ăn sữa bột. Nếu mẹ không đủ sữa mà bé lười ăn sữa bột, mẹ có thể cho bé ăn dặm từ lúc 4-5 tháng nhưng chỉ nên cho ăn nhẹ thôi.

2. Các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé

Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn các thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng... nấu với rau củ. Khi trẻ ăn quen dạ thì cho bé làm quen với các đồ tanh như tôm, cua, cá... nhưng mới đầu bạn chỉ nên cho ăn lượng vừa đủ, không quá nhiều dễ khiến hệ tiêu hoá của bé quá tải và bé dễ chán ăn.

Cho bé ăn dặm không có nghĩa là bạn bỏ bữa sữa của bé. Trẻ dưới 1 tuổi thức ăn chính vẫn là sữa mẹ vì vậy bạn chỉ nên cho bé ăn 2 bữa bột/ ngày thôi và phải duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình 4 lần/ngày.
Với trẻ dưới 6 tuổi, bạn có thể cho bé ăn dặm bằng các loại bột dinh dưỡng bán sẵn. Còn khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn phải cho bé ăn dặm đúng cách với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

Nhóm ngũ cốc: Đây là nhóm thực phẩm chính rất quan trọng đối với trẻ. Khi cho trẻ ăn bột, bạn nên dùng bột gạo tẻ ngon, không nên trộn lẫn gạo nếp bột sẽ đặc khiến bé khó ăn. Bạn cũng không nên trộn thêm ý dĩ, hạt sen, đậu xanh sẽ khiến trẻ cảm thấy khó ăn và chậm tiêu. Đối với trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn đa dạng cá loại thực phẩm như súp, bún, phở, bánh đa để trẻ đổi bữa.
Nhóm chất đạm: Nhóm này chủ yếu là thịt, trứng. Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bạn chỉ nên cho ăn thịt lợn, gà và lòng đỏ trứng gà thôi. Khi trẻ được 7-8 tháng bạn có thể cho trẻ ăn thêm thịt bò, cá, tôm, cua. Khi 1 tuổi bạn có thể cho bé ăn cả quả trứng gà nếu trẻ không có vấn đề gì về cholesterol máu.

bé ăn dặm, ăn dặm, ăn dặm đúng cách,

Nhóm chất béo: Khác với suy nghĩ thường ngày của mọi người là trẻ con không nên cho ăn dầu mỡ, các chuyên gia cho biết trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật. Dầu thực vật các bạn có thể cho bé ăn dầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu. Còn mỡ động vật bạn có thể cho bé ăn mỡ gà, dầu cá hồi. Riêng dầu gấc bạn không nên ăn cho bé ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.
Nhóm chất xơ và vitamin: Rau xanh và củ, quả là nguồn cung cấp vitamin và chất sơ chủ yếu cho bé. Trong bữa ăn hằng ngày, bạn nên cân đối lượng rau ăn cho trẻ. Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mỗi bữa bạn chỉ nên cho 1 thìa rau, sau đó dần dần tăng lên 2-3 thìa cho mỗi bữa. Riêng đối tượng trẻ béo phì thì bạn có thể tăng lượng rau lên để hạn chế năng lượng.

3. Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách

Khi chọn thực phẩm cho bé, bạn cần lựa chọn những thực phẩm giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate. Những chất này thường có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…, hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, nước uống có ga vì các thực phẩm này sẽ khiến trẻ dễ bị đầy bụng, biếng ăn, rối loạn tiêu hoá.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn các thực phẩm sạch và an toàn, nếu nhà bạn nuôi trồng được thì càng tốt, nếu không bạn cần mua ở những cửa hàng uy tín, chất lượng. Khi nấu ăn cho trẻ bạn cũng cần chú ý đến khâu vệ sinh các dụng cụ làm bếp, bát đũa để tránh trường hợp trẻ bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
Khi cho các bé ăn dặm, bạn cần chú ý cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và không có các vật cứng, nhọn như xương, sừng để trẻ không bị hóc. Nếu trẻ biếng ăn, bạn có thể chia thành các bữa nhỏ cho bé để đảm bảo cung cấp cho bé đủ chất dinh dưỡng.
Trong quá trình cho bé ăn dặm, bạn cần chú ý đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn đổi bữa bé sẽ không bị chán ăn. Đối với các món ăn bé ưa thích, bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn nhưng không cho ăn quá nhiều sẽ khiến bé dễ bị chán.
Với trẻ biếng ăn, chậm tăng cân hay mới ốm dậy, bạn cần khuyến khích bé ăn nhiều hơn và chú ý đến các thực phẩm giàu chất đạm cho bé như sữa, trứng, thịt, cá.
Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng hoa quả, sữa tươi, sữa chua, váng sữa... để đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ vitamin và chất sơ cho hệ tiêu hoá của bé thêm khoẻ mạnh.
Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bậc cha mẹ. Chúc các bé khoẻ, mẹ vui!

5 223
Xem thêm chủ đề: bé ăn dặm, ăn dặm, ăn dặm đúng cách,
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với cachlam.org trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail cachlam.org@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. cachlam.org giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài được quan tâm nhất
Xem nhiều nhất
Bài viết mới nhất

Fanpage HuongdanABC.xyz

Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất cứ một "hướng dẫn" mới nào bạn nhé!