Rước bệnh hiểm nghèo vào người từ các vật dụng quen thuộc

Cách phòng tránh bệnh hiểm nghèo từ cách sử dụng đồ vật trong gia đình


Thớt gỗ, đũa gỗ, chai lọ nhựa cũ là những đồ vật quen thuộc chúng ta thường dùng hằng ngày nhưng ít ai biết những đồ vật này có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn. Dưới đây là một số các loại vật dụng không nên sử dụng quá lâu

 

1 Thớt gỗ

Thớt là đồ vật không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng đồ vật quen thuộc này đã từng được các nhà khoa học chứng minh là “bẩn gấp 200 lần bồn cầu” nếu các bà nội trợ sử dụng sai cách.

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên mặt thớt, những mảnh vụn thức ăn thường sẽ bám lại trên mặt thớt. Nhất là đối với những chiếc thớt sử dụng quá lâu, trên bề mặt thớt xuất hiện nhiều rãnh và khe nứt thì nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trên thớt sẽ cao hơn và cũng khó vệ sinh hơn. Theo thời gian, những mảnh vụn thức ăn thừa này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể, Trong đó nguy hiểm nhất là vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy và độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất có khả năng gây ung thư gan.

thớt gỗ bẩn, vi khuẩn, gây bệnh, đồ nhựa, tái sử dụng, đũa mốc, vệ sinh

 Thớt gỗ dùng lâu ngày dễ sinh ra nấm aflatoxin gây ung thư gan

Các nhà khoa học đã chứng minh loại nấm aflatoxin này có thể tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin được xem là chất gây ung thư mạnh nhất với thực nghiệm chứng minh nếu con người hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó họ sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan.

Nhiều bà nội trợ nghĩ rằng nếu thớt bẩn chỉ cần vệ sinh bằng cách rửa nước sôi hay luộc bằng nước sôi thì sẽ diệt được vi khuẩn. Tuy nhiên viêc làm này hoàn toàn không có tác dụng bởi vì aflatoxin có thể chịu được nhiệt đô cao lên đến 280 độ C. Vì vậy, để phòng tránh bệnh tật chúng ta không nên tiếc mà hãy bỏ đi những chiếc thớt cũ. Khi sử dụng thớt để chặt thịt, bạn nên vệ sinh thớt sạch sẽ cho đến khi tẩy sạch các mảnh vụn thịt bám trên bề mặt thớt, sau đó phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời để tiệt trùng. Và điều quan trọng nhất là mỗi gia đình chúng ta nên có 2 chiếc thớt, một để thái thịt chín và một chiếc dùng cho thái đồ tươi sống để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khoẻ cho cả gia đình.


2 Sử dụng đũa ăn trong nhiều năm

 Nhiều gia đình không nghĩ đến việc thay đũa ăn hằng năm mà thường dùng những đôi đũa này từ năm này qua năm khác, cho đến khi đũa bị gãy, cong, vênh thì mới bỏ. Cũng có khi họ mua đũa mới về nhưng không dùng đến mà để mốc đi sau đó lại lấy ra rửa sạch phơi khô rồi dùng lại. Việc làm này tưởng như tiếc kiệm nhưng thực ra các mẹ đang tự rước bệnh vào người bởi những đôi đũa dường như vô hại này nếu không được bảo quản và vệ sinh đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là do đũa ăn thường ngày trong gia đình chúng ta thường được làm bằng tre, gỗ mà trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, tích nước này thì sẽ tạo thành nơi cư trú của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, E.coli và nhất là vi khuẩn nấm mốc. Cũng giống như thớt gỗ dùng lâu năm, đũa sau khi sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ bị biến chất, tiết ra chất độc gây ung thư gan là aflatoxin. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất aflatoxin này, con người có thể gặp phải các hội chứng ngộ độc cấp như nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.

Để vệ sinh đũa đúng cách, khi ăn cơm xong bạn nên rửa bát đũa ngay không nên để lâu và trước khi cất đũa vào chạn bát, bạn nên hong khô đũa sau đó mới để vào vì độ ẩm và độ kín của chạn bát sẽ tạo điều kiện để các vi sinh vật có hại xâm nhập và nấm mốc sinh sôi. Ngoài ra, khi rửa đũa bạn cũng nên rửa nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để đũa không bị mất đi lớp sơn phủ bảo vệ.

3 Dùng lại các chai, lọ, hộp nhựa

 Nhiều người thường có thói quen giữ lại các chai lọ, hộp nhựa đựng đồ ăn vì thấy tiếc khi bỏ đi. Tuy nhiên bạn không biết rằng hành động này ngoài việc lưu giữ lại một ổ vi khuẩn còn khiến bạn gặp nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại do ngấm từ chai lọ nhựa vào nước uống, thực phẩm.

Những chai lọ, hộp nhựa dùng một lần này thường đươc sản xuất bằng các loại nhựa kém chất lượng, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh chất BPA nếu tiếp xúc lâu dài hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao. BPA là một chất độc nguy hiểm có thể gây ra một số bệnh như vô sinh, tiểu đường, ung thư… Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khoẻ, chúng ta cần phải cảnh giác với những sản phẩm như dùng một lần như cốc, bát, thìa, dĩa, ống hút nhựa và tuyệt đối không nên tái sử dụng những đồ nhựa này.

Đỗ Linh (Tổng hợp)

 

5 2976
Xem thêm chủ đề:
Chia sẻ bài này trên:
Kết bạn với cachlam.org trên facebook
Hãy gửi chia sẻ của bạn tới bài viết này qua địa chỉ mail cachlam.org@gmail.com Bài viết của bạn sẽ được đăng tải trên trang trong thời gian sớm nhất. Thông tin do bạn đọc cung cấp và chịu trách nhiệm về tính xác thực. cachlam.org giữ quyền biên tập và thay tên, địa chỉ nếu cần.
Bài được quan tâm nhất

Fanpage HuongdanABC.xyz

Hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ bất cứ một "hướng dẫn" mới nào bạn nhé!